Cúng rằm tháng 7 là một trong những dịp lễ truyền thống quan trọng từ xưa đến nay của người Việt. Lễ rằm tháng 7 mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và quan trọng trong phong tục Việt. Tuy nhiên, rất ít người biết được nguồn gốc ý nghĩa cũng như cách cúng và khấn sao cho chuẩn xác. Hãy cùng Mogi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
RẰM THÁNG 7 LÀ LỄ CÚNG GÌ?
Rằm tháng 7 theo tín ngưỡng ngàn đời của người Việt là ngày “Xá tội vong nhân”. Các gia đình thường làm mâm cơm cúng trước nhà. Với mục đích bố thí, phân phát đồ ăn cho những oan hồn không người thờ cúng. Dân gian gọi đây là lễ cúng cô hồn, cúng thí thực.
Đối với người Việt, rằm tháng 7 còn là ngày lễ Vu Lan. Ngày lễ Vu Lan là ngày lễ báo hiếu của Phật giáo. Xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ mình ra khỏi kiếp quỷ đói. Vu Lan trở thành ngày lễ tưởng nhớ công ơn mẹ cha. Nhắc nhở bổn phận làm con phải hiếu nghĩa, biết ơn các đấng sinh thành.
Ngày lễ Vu Lan vào rằm tháng 7 xuất phát từ câu chuyện Mục Kiều Liên cứu mẹ
Mỗi năm tới rằm tháng 7, các gia đình vẫn thường làm những mâm cúng đa dạng. Mâm cúng bày tỏ lòng thành kính với trời Phật, với tổ tiên và cầu mong cho chúng sinh các vong hồn được siêu thoát.
Ý NGHĨA LỄ CÚNG RẰM THÁNG 7
Rằm tháng 7 cùng là ngày của hai lễ lớn. Một là lễ “xá tội vong nhân”. Hai là lễ Vu Lan báo hiếu vô cùng ý nghĩa. Hai lễ này có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ngày 15/7 là ngày đại xá ở địa ngục. Vào ngày này, cửa địa ngục sẽ được mở, xá tội cho các vong hồn được về lại dương thế. Lễ cúng xá tội vong nhân mang ý nghĩa của sự ban phước.
Ngoài việc cúng bố thí cho các cô hồn không chốn nương thân. Lễ Vu Lan là ngày lễ lớn nhằm tưởng nhớ và báo hiếu công ơn mẹ cha.
Ở Việt Nam, người dân thường tổ chức cả hai lễ vào ngày rằm tháng 7. Tuy nhiên, tùy vào vùng miền, quy mô tổ chức của hai lễ cùng lễ cúng bái cũng có sự khác nhau.
QUAN NIỆM LỄ CÚNG RẰM THÁNG 7 Ở MIỀN NAM VÀ BẮC
Quan niệm lễ cúng rằm tháng 7 ở hai miền Bắc – Nam Việt Nam không có quá nhều khác biệt. Có chăng là có miền trọng lễ này hơn, miền lại trọng lễ kia hơn.
Miền Bắc thường trọng lễ “Xá tội vong nhân” hơn. Trong tháng 7 Âm lịch, người miền Bắc thường cúng cô hồn vào trước ngày 15. Lễ cúng cô hồn không bày trong nhà, chỉ bày ngoài trời. Cúng vừa là xá tội vong nhân, vừa trừ ma quỷ. Và cũng là ban phước cho những oan hồn không nơi nương tựa.
Miền Bắc trọng lễ “Xá tội vong nhân”, miền Nam lại trọng lễ Vu Lan hơn
Lễ Vu Lan lại được người dân miền Nam coi là đại lễ. Lễ Vu Lan thường được tổ chức rất lớn ở các Chùa. Nếu cúng lễ Vu Lan ở nhà, chuẩn bị cũng vô cùng đơn giản. Một mâm hoa quả hoặc một mâm cơm chay cúng Phật là đủ cho lễ cúng Vu Lan tại nhà.
CÚNG RẰM THÁNG 7 VÀO THỜI GIAN NÀO?
Thời gian diễn ra lễ rằm tháng 7 thường kéo dài từ ngày 2 đến ngày 14 Âm lịch. Người xưa quan niệm khoảng thời gian này là lúc Diêm Vương mở cửa ngục cho cô hồn trở lại dương thế. Ngày 15 tháng 7 là ngày đóng cửa ngục. Các oan hồn sẽ không thể nhận đồ cúng. Do đó, cần tranh thủ làm lễ cúng cô hồn vào ngày 2 đến ngày 14.
Lễ cúng cô hồn nên làm vào lúc chiều tối. Lúc này mặt trời đã khuất bóng. Đây là thời điểm tốt để các vong hồn có thể nhận được đồ cúng của mọi người.
Lễ cúng cô hồn nên làm vào lúc chiều tối, còn lễ Vu Lan nên làm vào buổi trưa
Với ngày lễ cúng Vu Lan, các Chùa thường chia nhau ra làm từ đầu tháng 7 đến ngày Rằm (ngày 15). Lễ Vu Lan thường cúng vào tầm giờ trưa khảong từ 11 đến 12 giờ. Vì lễ Vu Lan là lễ cúng cầu siêu cùng báo hiểu tổ tiên. Thưo quan niệm, lễ Vu Lan cúng vào giờ trưa sẽ giúp tổ tiên nhận được lễ của con cháu tốt hơn.
CÁCH CHUẨN BỊ MÂM LỄ CÚNG RẰM THÁNG 7
Lễ cúng rằm tháng 7 thường có 3 lễ chính. Ba lễ này gồm lễ cúng Phật, lễ cúng thần linh và gia tiên và lễ cúng chúng sinh.
LỄ CÚNG PHẬT
Lễ Vu Lan vào rằm tháng 7 có nguồn gốc từ Phật giáo. Do đó, vào ngày rằm tháng 7, các gia đình theo đạo Phật không thể thiếu lễ cúng Phật. Mâm lễ cúng Phật sẽ là mâm cúng chay thanh đạm. Cúng Phật nên tránh cúng mặn, tránh sát sanh, như vật sẽ càng thêm phước đức cho bản thân. Mâm cúng chay tuy thanh đạm nhưng lại mang ý nghĩa thành kính với Đức Phật.
Mâm lễ cúng Phật nên làm các món chay thanh đạm
Mâm cúng chay thường bao gồm các món:
- Xôi chay
- Giò chay
- Chả giò chay
- Canh chay
- Món rau luộc hoặc xào chay
LỄ CÚNG THẦN LINH VÀ GIA TIÊN
Rằm tháng 7 không thể thiếu mâm cúng thần linh và gia tiên. Trước là để cảm tạ thần linh che chở. Sau là bày tỏ lòng biết ơn, sự hiếu kính với tổ tiên. Tùy theo từng gia đình, mâm cúng gia tiên có thể làm chay hoặc mặn.
Bên cạnh mâm cúng cơm gia đình có thể chuẩn bị thêm hoa quả, tiền vàng. Gia đình có thể chuẩn bị các món đồ mã khác như quần áo, giày dép,… để hóa trong lễ cúng.
Mâm cúng gia tiên có thể làm chay hoặc mặn tùy ý thích của gia đình
Mâm cúng mặn trong lễ cúng gia tiên thường bao gồm:
- Gà luộc
- Chả giò chiên
- Canh rau củ
- Giò chả
- Xôi, chè
- Mâm ngũ quả
- Tiền vàng mã
LỄ CÚNG CHÚNG SINH (CÚNG CÔ HỒN)
Lễ cúng chúng sinh được làm ngoài trời, tuyệt đối không làm trong nhà. Mâm cúng chúng sinh sẽ gồm các món chay. Với mục đích ban phát, bố thí cho những vong hồn không nơi nương tựa. Đồ chay cũng giúp các vong hồn này tích thêm phước.
Lễ cúng chúng sinh tuyệt đối không được làm trong nhà
Mâm cúng chúng sinh cần chuẩn bị các lễ vật sau:
- Một chén muối trắng
- Một chén gạo trắng
- Mười hai bát cháo loãng (lưu ý không nên nấu đặc)
- Mười hai cục đường thẻ
- Một đĩa trái cây ngũ quả
- Tiền vàng mã (có thể chuẩn bị thêm quần áo giấy, giày dép giấy)
- Bánh kẹo, bỏng ngô
- Tiền lẻ
- Ba ly nước lọc
- Nhang và nến (lưu ý nến thắp số lẻ)
THỨ TỰ CÚNG RẰM THÁNG 7
Với Lễ Vu Lan trong rằm tháng 7. Thứ tự cúng bao giờ cũng phải cúng ở Chùa trước. Cúng ở Chùa xong mới đến cúng tại gia.
Rằm tháng 7 phải cúng theo thứ tự trên dưới rõ ràng
Nếu nhà nào có bàn thờ Phật thì mâm cúng lễ Phật phải đặt lên bàn thờ Phật. Nếu không có bàn thờ Phật riêng. Gia chủ nên sắp xếp mâm lễ cúng Phật đặt trên cao nhất, gần với bát hương nhất.
Mâm cúng thần linh và tổ tiên sẽ sắp xếp dưới mâm cúng Phật. Mâm cúng phải được bày biện tươm tất, gọn gàng. Các món nên được trang trí thêm phần đẹp mắt để bày tỏ lòng thành.
Mâm cúng chúng sinh sẽ không được đặt trong nhà. Gia chủ sẽ phải sắp xếp một chỗ ngoài sân hoặc ngoài cổng dành cho lễ cúng chúng sinh. Mâm cúng được bày ở ngoài, khi cúng xong không được mang đồ cúng cô hồn vào nhà.
LƯU Ý KHI CÚNG RẰM THÁNG 7
Cúng rằm tháng 7 phải làm cẩn thận tránh phạm phải những điều kiêng kỵ
Khi thực hiện lễ cúng nên lưu ý những điều sau:
- Lễ cúng Phật, cúng gia tiên làm trong nhà. Đối với lễ cúng chúng sinh hay lễ cúng cô hồn bắt buộc phải thực hiện ngoài trời.
- Khi cúng chúng sinh, tất cả đồ cúng sau khi cúng xong bạn tuyệt đối không mang lại vào trong nhà. Trong quan niệm dân gian, việc mang đồ cúng chúng sinh ngược lại vào trong là hành động xui xẻo, sẽ mang những vong hồn vào nhà.
- Gia chủ nên mặc quần dài, áo dài gọn gàng, lịch sự.
VĂN KHẤN CÚNG RẰM THÁNG 7
Rằm tháng 7 là dịp lễ lớn quan trọng với người dân Việt từ xưa đến nay. Vào ngày rằm tháng 7, việc thành tâm cúng dường, bố thí không chỉ là hành động ban phước. Mà đên còn là hành động tích đức cho gia đình. Ngoài ra, người dân cũng thường tìm đến cửa Chùa để tụng kinh lễ bái cầu siêu thoát cho tổ tiên đã mất. Những người con thì cầu phúc cho cha mẹ bày tỏ lòng hiếu kính.
1. VĂN KHẤN THẦN LINH RẰM THÁNG 7
Văn khấn thần linh Rằm tháng 7 cụ thể:
2. VĂN KHẤN TỔ TIÊN RẰM THÁNG 7
Văn khấn tổ tiên Rằm tháng 7 như sau:
3. VĂN KHẤN CHÚNG SINH RẰM THÁNG 7
Bài văn khấn chúng sinh Rằm tháng 7 khá dài, bạn hãy in ra để đọc bài khấn chuẩn xác nhé!
Trên đây là các thông tin chi tiết về cúng rằm tháng 7. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết cách khấn và cúng lễ rằm tháng 7 sao cho chuẩn xác nhất.